LÝ DO NÊN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM

Định nghĩa về sự nghiệp tại ALTAS
Định nghĩa về sự nghiệp tại ALTAS
Dù bạn đang lên kế hoạch đầu tư hay đã hoạt động kinh doanh nhiều năm tại Việt Nam thì điều quan trọng là phải tìm được một cộng sự, người có kiến thức và am hiểu về thị trường để giúp bạn giải quyết các vấn đề phát sinh. Hãy liên hệ với ALTAS để chúng tôi có thể giúp hoạt động kinh doanh của bạn tại Việt Nam ổn định và phát triển. Việt Nam là một trong những thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng cao của châu Á và việc xây dựng các cơ sở kinh doanh cũng dễ dàng hơn rất nhiều so với Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng có nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam. Trong những năm tới, nền kinh tế Việt Nam dự báo sẽ tăng trưởng trung bình hơn 6% mỗi năm, điều này nhờ vào sự phát triển của thị trường trong nước, dân số trẻ, có trình độ học vấn cao, chăm chỉ và sự phát triển nhanh chóng của tầng lớp trung lưu ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là thành viên của WTO và các diễn đàn khu vực, bao gồm ASEAN, Cộng đồng kinh tế khu vực, Việt Nam đồng thời là thành viên của Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Điều này giúp Việt Nam trở thành điểm đến của các dòng vốn đầu tư. GDP tăng 8,02% vào năm 2022, nhanh nhất kể từ năm 1997. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là một trong những động lực chính giúp phát triển kinh tế đất nước, tăng 13,5% vào năm 2022 lên 22,4 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực sản xuất và bất động sản nhận được nhận được nguồn vốn cam kết đầu tư từ nước ngoài cao nhất, tiếp theo là các hoạt động sản xuất, phân phối điện và hoạt động khoa học, công nghệ. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp nước ngoài khi họ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Nếu bạn muốn gia nhập thị trường kinh doanh của Việt Nam, bạn nên dành thời gian nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Thành lập công ty Thành lập doanh nghiệp được thực hiện với hai thủ tục (trước đây cần bảy thủ tục) và thời hạn được giảm xuống còn ít hơn 2 tháng để thực hiện các thủ tục thành lập. Bạn cần phải có địa chỉ và hợp đồng thuê địa điểm công ty đã được ký trước khi đăng ký pháp nhân. Bạn cần lưu ý về điều kiện và các hạn chế vốn đầu tư nước ngoài, các cam kết liên quan đến các loại thuốc, hóa chất, khoáng chất và nguyên liệu sinh học cấm đầu tư kinh doanh. Báo cáo và nộp hồ sơ (bằng tiếng Việt) Tất cả các hồ sơ cần phải được trình bày bằng tiếng Việt, đối với các giấy tờ sử dụng tiếng nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt đi kèm được chứng thực. Các tài liệu này phải được công chứng hoặc chứng nhận bởi Tòa án quốc gia sở tại và được chứng thực bởi Đại sứ quán Việt Nam. Giấy phép cũng được cấp bằng tiếng Việt. Hiện có một số thủ tục cấp phép và báo cáo có thể được thực hiện thông qua hình thức trực tuyến nhưng các yêu cầu về ngôn ngữ và xác thực vẫn phải được thực hiện như trên. Tiền tệ Việt Nam Đồng được điều chỉnh bởi đồng đô la Mỹ thông qua cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, mang lại sự ổn định về tỷ giá hối đoái giữa các đối tác thương mại. Việt Nam Đồng là một trong những đồng tiền châu Á ổn định nhất, hỗ trợ cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Điều đáng chú ý là Chính phủ có sự quản lý chặt chẽ các giao dịch lưu thông ngoại tệ, các quy định về chuyển tiền ra nước ngoài thường chặt chẽ hơn các quy định về chuyển tiền vào Việt Nam. Thuế Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cải cách đối với hệ thống thuế. Có 10 khoản thanh toán về thuế doanh nghiệp cần phải thực hiện hàng năm, thuế giá trị gia tăng và bảo hiểm xã hội là hai trong số các loại thuế phải nộp đó. Bộ Tài chính đã ban hành các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, trong đó có việc áp dụng sử dụng hóa đơn điện tử, các thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được thực hiện đơn giản hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc về sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin phải làm để thực hiện việc báo báo thuế và kê khai thuế điện tử được áp dụng toàn diện kể từ cuối năm 2017. Ngoài ra, những sửa đổi của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế hiện đã làm rõ các vấn đề chưa rõ ràng về thuế và giảm gánh nặng về thủ tục thuế cho các doanh nghiệp. Thanh toán và hệ thống ngân hàng Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế sử dụng tiền mặt để giao dịch nhiều nhất thế giới; hơn 90% tất cả các giao dịch trong nước được thực hiện bằng tiền mặt vì tình trạng thiếu máy ATM và hệ thống không dùng tiền mặt thiếu tin cậy. Người Việt Nam đồng thời cũng cảm thấy không tin tưởng vào sự minh bạch của các ngân hàng địa phương. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng phương thức chuyển khoản ngân hàng để chuyền tiền. Chính phủ đặt mục tiêu biến Việt Nam thành một “nền kinh tế không dùng tiền mặt”, và lên kế hoạch cung cấp cơ sở hạ tầng để thực hiện kế hoạch này, tăng phí thanh toán bằng tiền mặt và giảm phí sử dụng phương thức thanh toán điện tử. Bộ máy nhà nước và tính minh bạch Việt Nam là một quốc gia đang có nhiều thay đổi, đang dần chuyển sang toàn cầu hóa. Dù vậy, bạn vẫn có thể gặp nhiều trở ngại do bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh và thiếu minh bạch vì các quy định đang trong giai đoạn hiện đại hóa. Các chế độ quản lý, điều hành, hệ thống luật thương mại, cũng như thẩm quyền chồng chéo của một số bộ ban ngành của chính phủ, tất cả có thể dẫn đến sự thiếu nhất quán trong các chính sách quản lý của chính phủ. Ngoài ra, việc thiếu các tiêu chuẩn về công bố thông tin doanh nghiệp, thiếu minh bạch tài chính có thể gây thêm thách thức cho hoạt động tìm hiểu và thẩm định doanh nghiệp, khách hàng. Sở hữu trí tuệ Mặc dù Việt Nam có các quy định để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng việc thực thi vẫn còn yếu kém và việc lạm dụng sở hữu trí tuệ vẫn là một vấn đề ở Việt Nam; Việt Nam đứng thứ 11 trong 20 quốc gia sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền nhiều nhất tính đến năm 2022. Chính phủ đang thực hiện các bước để giải quyết vấn đề và đưa ra luật mới để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm bản quyền, sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Các công ty nước ngoài muốn đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phải nộp đơn Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đại diện sở hữu trí tuệ được ủy quyền. Bất kể thẩm quyền của Cục Sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp nước ngoài sở hữu quyền sở hữu trí tuệ được tư vấn nên đảm bảo rằng nó được bảo hộ trước khi đưa vào Việt Nam hoặc xây dựng ở Việt Nam. Tham nhũng Mặc dù đã có nhiều cải cách, tham nhũng vẫn phổ biến ở Việt Nam và bất kỳ ai làm kinh doanh tại quốc gia này đều đã từng gặp phải hoặc nghe về nó. Chính phủ Việt Nam cam kết đấu tranh với vấn đề này và đã ban hành luật chống tham nhũng, xây dựng các chiến lược chống tham nhũng, củng cố thể chế và phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Chống Tham nhũng (UNCAC). Các cơ chế chống tham nhũng của Việt Nam toàn diện hơn một số nước láng giềng châu Á khác. Mặc dù đã có cơ chế, việc thực thi các cơ chế đó vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Nhận hối lộ, trả một khoản tiền để nhận được sự ưu tiên, nhận những món quà đắt tiền để phát triển quan hệ kinh doanh đều là những hoạt động bất hợp pháp và nhiều công ty nước ngoài khuyến khích chính sách nói không với những hành vi này từ khi thành lập. Tôn trọng văn hoá kinh doanh Văn hóa kinh doanh của Việt Nam xoay quanh mối quan hệ xã hội được tạo ra giữa các đối tác kinh doanh, có lẽ là do sự ảnh hưởng kéo dài của Nho giáo đối với người dân. Hãy sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân về gia đình và sở thích của bạn – nó sẽ cải thiện mối quan hệ của bạn với các nhà cung cấp địa phương và cuối cùng có thể tác động đến các giao dịch kinh doanh. Hầu hết các kết nối được thực hiện thông qua đề xuất và giới thiệu, và mức giá bạn được cung cấp có thể được quyết định bởi cách bạn gặp gỡ, làm việc với các doanh nghiệp. Thâm niên cũng rất quan trọng, đặc biệt là khi làm việc với chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức nhà nước nào. Cuối cùng, hãy chuẩn bị cho việc ra quyết định tập thể; hầu hết các quyết định trong doanh nghiệp Việt Nam đều do một hội đồng quyết định, không có cá nhân nào nắm quyền tuyệt đối. Điều này tạo nên kết nối trong tập thể, thay vì tầm ảnh hưởng và mối quan hệ cá nhân.
Tìm hiểu thêm Icon
LÝ DO NÊN ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
26/02/2024 10:18 PM 59 Lượt xem

    Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Những điểm mạnh về tự nhiên như vị trí địa lý thuận lợi và nguồn tài nguyên to lớn là ưu ái sẵn có của Việt Nam.

    Thêm vào đó, chính trị ổn định và kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á là nền tảng thiết yếu cho một thị trường bền vững. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào và chất lượng hứa hẹn sẽ thúc đẩy nên kinh tế tăng trưởng. Đặc biệt, Chính phủ luôn đưa ra những chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư nước ngoài.

    Những năm gần đây, Chính phủ và các địa phương đã và đang tích cực triển khai thu hút nguồn lực để đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, tuyến đường giao thông huyết mạch, cảng hàng không, bến cảng thủy, nội địa. Vì vậy, cơ sở hạ tầng dần được cải thiện và không còn là rào cản vô hình trong quá tình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

    Cơ cấu dân số trẻ và ngày càng trẻ hóa với độ tuổi trung bình là 30.8. Đồng thời, lao động Việt Nam còn được đánh giá cao bởi trình độ học vấn cao, chăm chỉ. Hầu hết lao động Việt Nam có kỹ năng làm việc tốt và khả năng thích nghi cao với môi trường làm việc trong khi chi phí lao động chỉ bằng 10% hoặc 5% ở các nước công nghiệp và thấp hơn so với các nước có mức thu nhập tương tự. Đây là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với những thị trường lao động khác trong khu vực Châu Á nói chung và thế giới nói chung.

    Nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa khi Việt Nam đã tham gia kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với nhiều quốc gia để thu hút đầu tư. Có thể kể đến: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA),… Việc tăng cường hội nhập với thế giới sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư đến từ các quốc gia và khu vực này khi đầu tư vào Việt Nam.

    Những ưu điểm kể trên trên là điểm mạnh khiến Việt Nam dần trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài.

    Zalo
    Hotline